Bảo dưỡng máy phát điện ô tô được khuyến cáo cần thực hiện từ 3 – 6 tháng/ 1 lần. Tuy nhiên, thực tế lại có 4 mốc bảo dưỡng khác nhau, tương ứng với các nội dung kiểm tra, thay thế, bảo trì các bộ phận và chi tiết máy thuộc máy phát điện khác nhau.
1 – Bảo dưỡng máy phát điện ô tô bao lâu một lần?
Theo khuyến cáo, thời gian trung bình để bảo dưỡng mát phát điện ô tô là từ 3 – 6 tháng/ 1 lần. Tuy nhiên, thực tế, máy phát điện ô tô cần được bảo dưỡng theo lộ trình, tương ứng với mỗi khoảng thời gian là các bộ phận và các chi tiết máy cần được bảo trì, bảo dưỡng khác nhau.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy máy phát điện đang bị hỏng hóc hoặc gặp trục trặc chủ xe cũng nên kiểm tra bộ phận này để kịp thời phát hiện lỗi và sửa chữa.
2 – Quy trình bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô
Quy trình bảo dưỡng máy phát điện ô tô chia làm 4 chế độ với các mốc thời gian và nội dung bảo trì, bảo dưỡng khác nhau:
2.1: Bảo trì chế độ A – Định kỳ 6 tháng/ 1 lần (bảo trì)
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra báo cáo chạy máy.
- Kiểm tra động cơ: Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
- Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
- Kiểm tra áp lực nhớt.
- Kiểm tra tiếng động lạ.
- Kiểm tra hệ thống khí nạp.
- Kiểm tra hệ thống xả.
- Kiểm tra ống thông hơi.
- Kiểm tra độ căng đai.
- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
- Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế (nếu có).
Nội dung bảo trì (bào trì lần thứ nhất):
- Thay bộ lọc nhớt
- Thay bộ lọc nhiên liệu
- Thay nhớt máy
- Vệ sinh bộ lọc gió
2.2: Bảo trì chế độ B: 500 giờ – 12 tháng/ 1 lần (tiểu tu)
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu cần châm thêm.
- Kiểm tra hệ thống lọc khí.
- Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.
- Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
- Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.
- Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần).
- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
- Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.
Các bộ phận cần thay thế:
- Nhớt máy
- Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).
- Nước làm mát
- Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện.
2.3: Bảo trì chế độ C: 2000 giờ (4 – 7 năm)/ 1 lần (Trùng tu lần 1)
Nội dung kiểm tra và bảo dưỡng:
- Làm sạch động cơ.
- Điều chỉnh khe hở xupap & béc phun.
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.
- Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.
- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
- Bình điện (Thay mới nếu không đủ điện)
- Xiết lại những bulông bị lỏng.
- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.
- Đo và kiểm tra độ cách điện (Đầu phát điện).
Các bộ phận cần thay thế:
- Bộ lọc nhớt.
- Bộ lọc nhiên liệu.
- Bộ lọc nước.
- Dây curoa phần trục và máy phát sạc bình (nếu cần).
- Nước làm mát.
- Cung cấp nhiên liệu và các van ống.
2.4: Bảo trì chế độ D: 6000 giờ (7 – 10 năm)/ 1 lần (Trùng tu lần 2)
Nội dung kiểm tra và bảo trì:
- Lặp lại chế độ bảo trì C (trùng tu)
- Làm sạch động cơ
- Kiểm tra hệ thống làm mát
- Làm sạch và cân chỉnh lại béc phun, bơm nhiên liệu (thực hiện trên máy chuyên dụng tại xưởng)
- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng.
- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.
Các bộ phận cần thay thế:
- Puli cánh quạt
- Bộ tăng áp
- Bộ giảm chấn
- Puli giảm chấn
- Puli bơm nước
- Bơm nhớt dưới gate
- Máy phát sạc bình
- Bơm cao áp
- Các đường ống dẫn nước và khí nạp
3 – Mẹo để giữ máy phát điện ô tô luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất
▶ Giữ cho máy phát điện sạch sẽ
▶ Hạn chế sử dụng nhiều tải điện cùng một lúc
▶ Kiểm tra và thay thế dây đai đúng thời điểm
▶ Bảo dưỡng xe và hệ thống điện ô tô đúng định kỳ
4 – Bảo dưỡng máy phát điện ô tô bao nhiêu tiền?
Chi phí bảo dưỡng máy phát điện phụ thuộc vào từng nội dung kiểm tra và bảo dưỡng khác nhau. Nội dung kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng càng nhiều, chi phí bảo dưỡng càng lớn.
5 – Kết luận
Xe ô tô được cấu tạo gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại có thể được cấu tạo gồm nhiều chi tiết máy khác nhau. Mỗi chi tiết, bộ phận trong đó lại giữ một vai trò nhất định, đồng thời cũng có mối liên hệ móc nối, hoạt động bổ trợ lẫn nhau tạo thành một tổng thể thống nhất.
Máy phát điện ô tô cũng vậy, bộ phận này được cấu tạo gồm nhiều chi tiết máy như bánh răng, vành răng, rơ-le… và thực hiện chức năng phát điện cho các thiết bị phụ tải và các bộ phận sử dụng điện ô tô nhờ vào việc lấy điện năng từ ắc quy ô tô.
Vì vậy, khi bảo dưỡng máy phát điện ô tô, ngoài việc bảo dưỡng các chi tiết máy cấu thành máy phát điện ô tô, chủ xe cũng cần kiểm tra và bảo dưỡng bình ắc quy ô tô và các bộ phận thuộc hệ thống điện ô tô nói chung.
Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách một ngày tốt lành!
Gara Sông Hồng chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!